Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Ô cửa số 1






Từ những ngày Vô Thường mới về đây...
Chiều tối, có bé chim rừng về dưới hiên, loay hoay một hồi, nghe kinh, rồi vùi đầu vào cánh ngủ.
Có những đêm, yên tĩnh, nghe tiếng bé chim rừng líp chíp một mình ngoài hiên. Chắc bé mơ thấy gì đó, giật mình. Sáng sớm hôm sau, bé líu lo kể cho lũ sẻ nghe giấc mơ của mình tối qua, rồi đi kiếm ăn, chiều tối lại về.
Những ngày cuối năm, gió bấc về, rít từng hồi, bé xù lông lên, như mặc thêm áo, tròn quay như quả chanh.
Chừng ấy thời gian, thành người bạn nhỏ..
Chiều qua...
Mưa to, gió tuốt từng nắm lá tung lên trời, gió bẻ gãy cả cành cây lớn, gió quật đổ cả cây to, nước tràn về như thác...
Chiều qua...
Ngoài hiên, lẫn giữa những chiếc lá rừng rách nát là chiếc lông chim ướt đẫm bị gió bẻ gãy đôi. Không thấy bé chim rừng về nghe kinh rồi vùi đầu vào cánh ngủ...
Chiều nay, bé cũng không về...
Có lẽ bé không về nghe kinh nữa...
Trong những ngày mưa bão, có những cánh chim đuối sức, bỏ mình trong gió mưa...
Vô Thường
Chùa Bé Bé. Phan Thiết. 6.8.2017
Om Mani Padme Hum
P/s: này Người! đi đâu làm gì cũng nghĩ mình là con Phật...



Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017

Trường Sơn du ký

Cuối cùng thì cũng thỏa mãn mong muốn được đến nơi ấy một lần trong đời.đã viết nhiều ,nhiều như kiểu làm tập làm văn ấy .Nhưng cuối cùng thì thôi .Quan trọng nhất là m đã đến đó. Thế là quá đủ


























Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Thượng Ẩn






我只在乎你 - 邓丽君 - I only care about you



如果没有遇见你,我将会是在哪里?
日子过得怎么样,人生是否要珍惜?
也许认识某一人,过着平凡的日子。
不知道会不会,也有爱情甜如蜜?
任时光匆匆流去,我只在乎你。
心甘情愿感染你的气息。
人生几何能够得到知己?
失去生命的力量也不可惜。
所以我求求你, 别让我离开你。
除了你,我不能感到,一丝丝情意。
如果有那么一天,你说即将要离去。
我会迷失我自己,走入无边人海里。
不要什么诺言,只要天天在一起。
我不能只依靠,片片回忆活下去。

Nếu như không gặp được anh, em sẽ ở đâu?
Ngày tháng trôi qua sẽ như thế nào, đời người có cần quý trọng chăng?
Nếu như quen 1 ai đó, trải qua những ngày bình yên
Không biết sẽ có hay không, tình yêu ngọt như mật?
Mặc cho thời gian trôi đi vội vàng, em chỉ quan tâm anh
Sẵn lòng chịu ảnh hưởng bởi hơi thở của anh
Đời người bao nhiêu cho đủ để có được tri kỷ?
Mất đi sức mạnh cuộc sống cũng không đáng tiếc
Vì vậy, em xin anh, đừng để em xa anh
Ngoài anh ra, em không có 1 chút cảm giác nào (với ai khác)
Nếu như có 1 ngày nào đó, anh nói sắp phải ra đi
Em sẽ mất phương hướng bản thân, đi vào biển người không giới hạn
Không cần lời hứa nào cả, chỉ cần mỗi ngày được ở bên nhau
Em không thể chỉ nhờ vào mảnh ký ức vụn vặt mà sống tiếp.


Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Lang Nha Bảng

Xem xong bộ phim là 1h sáng .....


Hồng nhan xưa


Đêm mưa lạnh gió rít qua núi
trong mơ lại thấy cảnh nước mất nhà tan
không gặp người lại nhớ hơn bội phần
Không muốn biệt ly lại phải chịu chia ly
Khói lửa chiến tranh bao giờ mới hết
Được làm vua ,thua làm giặc.Nước vẫn chảy về đông
Đuốc thôi cháy .Nước mắt không khô
Giang Sơn chưa già ,Hồng nhan đã phai
Không muốn biệt ly lại phải chịu chia ly
Hồng nhạn bay về phương Nam,tâm này biết gửi nơi nào
Hồng nhan xưa ,dẫu cho vật đổi sao rời
Chỉ còn tình này mãi không đổi  thay
Khói lửa chiến tranh bao giờ mới hết
Được làm vua ,thua làm giặc.Nước vẫn chảy về đông


Xích huyết trường ân 

Gạch đen ngói xanh cảnh vẫn như cũ
cỏ cây vô tình ,không hiểu u sầu nhân thế
Khói lửa năm ấy ,thiêu rụi những j còn sót lại
Một bộ bạch y đưa tiễn cố nhân
Tình xưa đã cạn từ đây
Trăng thanh gió mát
Lang Nha Bảng đứng đầu
Ai còn nhớ tới năm xưa
thúc ngựa phong lưu
mười năm bỗng chốc trôi qua
Vài lần hồn phiêu du giấc mộng xưa
biết bao oan hồn đan chặt
Bóng áo bay bay
Lừa dối lẫn nhau
Bất kể nguyên do
biết thành kẻ xâm lược bại trận
Con đường gió mưa này
Chỉ có bóng người cô độc bước đi
bỏ lại cảm nhận hoan hỉ, bi ai
hạt bụi rơi,nắm dây cương quay đầu lại
quá khứ in dấu trong lòng
Hương thơ xa thẳm
giang sơn không ở trong mắt
trường cung sâu thẳm
lòng người khó đoán
đen trắng ngang dọc
giết phạt không nguyên do
tâm sự nói cười
diệu kế dấu trong tay áo
chuyện trong thiên hạ nắm trong bàn tay
uống một bình rượu
một thân mang bệnh .tính toán trước sau
Những năm tháng sống khó khăn
không hổ thẹn với đời
Lần nay đi núi non nghìn trùng
bóng áo bay bay
Ngàn cuốn huyết lệ thư
Hát đến cùng khúc hát bi thương
Dù cốt xương vụn nát noi chiến trường
ý chí vẫn không nguôi
Đợi Xích Diệm Quân trở về
toàn quân lại một lần nữa
bảo vệ giang sơn
Trường thương giương cao
Đổi lấy biệt ly đau khổ
Dốc hết sức tàn của những ngày còn lại
dòng máu này vẫn sôi sục
tinh thần hào hùng vẫn không mất đi








type="application/x-shockwave-flash" width="1" height="1">

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

HAI NỬA MÙA THU



Gói một nửa mùa thu Sài Gòn
Em mang ra đây tặng cho Hà Nội
Em ra rất vội
Thu Hà Nội ngỡ ngàng chẳng được báo trước để đón em.
Hà Nội chong đèn
Soi dấu chân em từng ngã đường, góc phố
Những ánh điện lung linh nhìn em bỡ ngỡ
Như ánh mắt lần đầu mình khe khẽ chạm vào nhau..
Đêm Hà Nội rất sâu
Sâu như ánh mắt em dìm ánh mắt anh vào xa xăm rồi thao thức
Đêm Hà Nội òa khóc
Thương Sài Gòn em không chợp mắt mấy đêm liền
Thu Hà Nội rất hiền
Hàng cơm nguội rượt đuổi nhau chạy dọc đường Yên Phụ
Chưa bắt được nhau nên suốt mùa không ngủ
Sợ tàn thu nên sắc lá ngả vàng..
Anh sẽ gói một nửa thu Hà Nội làm hành trang
Để em mang về Sài Gòn gộp hai nửa mùa thu thành một
Em đừng sợ
Nếu nửa thu Hà Nội anh đường đột
Cứ ôm chặt nửa kia và quấn xiết không rời..
Hạnh Ly






Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Cần một người mua dùm viên kẹo






Có những khoảnh khắc trong đời không ai ngờ trước được
và ta buông tay
là vĩnh viễn...

Chẳng phải chính cuộc đời đã kéo ta đến sát bờ vực
chẳng phải những hơi thở cũng bị lấy mất khi ta đang thoi thóp
chẳng phải thế gian đã quá chừng ác độc...
từ chối những tháng ngày ta cố sống tốt hơn?

Ta cần một bờ vai để biết nói lời cảm ơn
cần một người ngồi bên cạnh để nghe ta khóc
cần một người mua dùm viên kẹo ngậm cho vơi bớt những cay đắng
cần một người nắm tay và chỉ dùm ta một con đường khác
giữa bóng đêm...

Ta không hề muốn mất đi cảm giác ngửa mặt mình đón những giọt mưa đến hỏi thăm
mỗi sáng vùi mình trong chăn và thèm một tách choco nóng
những lần nhìn thấy những hạt mầm tách mình ra khó nhọc
nhớ những hoàng hôn ngoài kia
và ghét những ngày ẩm thấp
biết bao nhiêu...

Sẽ là hạnh phúc nếu ta có cơ hội để chọn lựa gạt bỏ hết khổ đau
ta sẽ chọn mặc quần jean và áo sơ-mi đi ra phố
ta sẽ chọn mỉm cười với tất cả những người đã yêu thương ta lẫn từ bỏ
ta sẽ chọn một quán cóc để ngồi với những người xa lạ
ta sẽ chọn đi bộ sau một ngày mệt lả
để thấy mình bớt lạc lõng với mọi người

Ta không chọn nơi sinh ra nên đã chọn cách kết thúc một cuộc đời
vào giây phút thấy thương mình như đứa trẻ
chỉ muốn được ai đó ôm vào lòng cho mình khỏi quị ngã
nhưng có những yêu thương cũng bắt ta phải trả giá
đến tận cùng...

Có những khoảnh khắc trong cuộc đời này ta phải chấp nhận mình là kẻ vô ơn!

6-10-2008

Nguyễn Phong Việt








Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Mùi cỏ cháy



 Hà Nội. 9/7/2014 ngày nắng và oi ả

Đêm trong suốt áp ngực vào phương ấy
Gặp lại mùi cỏ cháy suốt thời trai
Ngôi sao rơi trên dãy kẽm gai dài
Cái vùng đất không tiếng gà cất gáy
Bao hăng nồng cỏ cháy rát hoàng hôn.

Là cái phương sao quá bồn chồn
Đón thư mẹ qua bảy vòng lửa khói
Vết thương đỏ, viên đạn thì sáng chói
Chiếc lá xanh kỳ lạ trút trong đời.

Tiếng mùa mưa hồn hậu đến bên tôi
Tiếng thương nhớ không lời trên tóc mẹ
Tiếng Tổ quốc trên môi khi đạn xé
Tiếng cuối cùng khi khẩu súng nắm trên tay.

Chỗ Hiến nằm - giờ trời trắng heo may
Chỗ Thi ngủ -  bình minh rơi tím đất
Mặt trận xưa, đồng trưa đưa cỏ mật
Ơi chiến hào tha thiết tuổi hai mươi.

Cái chiến hào tha thiết ở trong tôi
Xanh thăm thẳm lưng đèo giao thừa tới
Người con gái cõng mình qua đạn xối
Tình yêu thầm, kín lại lối giao liên.

Là cái phương chưa rõ cả mặt em
Chưa khóc kịp bao bạn bè nhắm mắt
Là cái phương nấm mộ người giữ đất
Chớp bên đường như một ánh sao nâu.

Phương ấy dài ngút ngút Cà Mau
Nơi trắng sóng, lá rừng xanh ngắt ngắt
Ôi phương ấy ở đâu tôi cũng gặp
Hát vô bờ chữ Đất, lá cây ơi!

Phương ấy còn ở mãi trong tôi
Ngỡ nâng lấy tay mình, ngỡ như người biết nói
Phương ấy ơi! Suốt đời như dấu hỏi
Trên hai vai tuổi trẻ -  trước chân trời.
Hoàng Nhuận Cầm 

Tiếng gọi mẹ xé lòng ta tan nát", câu thơ ấy tự nhiên bật ra trong đầu, cũng là lúc tôi không còn kìm được cảm xúc, cứ để nước mắt tự nhiên chảy tràn trên mặt. Hình ảnh người lính trẻ gọi thật to "mẹ, mẹ ơi" khi đạn vừa trúng ngực, đã cứa vào tim tôi và để lại ở đấy một nỗi buồn... đầy ám ảnh.



Bốn chàng lính trẻ tinh nghịch trong một cảnh phim Mùi cỏ cháy


Trước đó vài phân cảnh, bộ phim Mùi cỏ cháy (đang chiếu tại một số rạp trên toàn quốc) vừa mới cho tôi những tiếng cười khi một vị chỉ huy huấn thị lính của mình rằng đã chỉnh tề trong hàng ngũ thì ngay cả "kiến cắn không được gãi, con gái đi ngang cũng không được nhìn". Bộ phim cũng vừa mới đem đến cho tôi những cảm xúc lãng mạn khi chàng lính trẻ ôm đàn hát tặng một cô gái mới quen ở giếng nước đầu làng và hẹn rằng: Anh sẽ về. Người lính ấy lúc lên xe chuyển quân vẫn mộng mơ trong ngày đám cưới, đồng đội mình sẽ là phụ rể. Những người lính trẻ ấy, cũng chỉ mới vài ngày trước đây thôi, đã bảo nhau rằng đừng quá bi quan khi dặn dò nhau "nếu có hi sinh, hãy chôn mình dưới một gốc bạch đàn". Và vài giờ trước thôi, những chàng trai 19-20 tuổi ấy còn trong sáng cất tiếng hát, còn lãng mạn đòi nghe đọc thơ, còn tếu táo diễn chèo cổ... hay vẫn rất lạc quan chờ ngày trở về được nằm cho mẹ cầm roi đét vào mông. Ấy vậy mà... Sự nghiệt ngã của chiến tranh. Bao nhiêu người không được trở về với mẹ. Bao nhiêu người mẹ không còn được gặp con mình. Hoàng, Thành, Thăng, Long - bốn chàng sinh viên tuổi 20 ấy cũng như bao bạn trẻ khác đã xếp bút nghiên để tòng quân. Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình/ (Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc... (*). Những chàng sinh viên vào quân đội, mang theo những hồn nhiên học trò khi nghịch ngợm chụp hình với bức tượng một cô gái, mang theo những ký ức tuổi thơ với con ve, chú dế, và nỗi nhớ thường trực trong tim dành cho mẹ... Và chiến trường mà số phận đã định đoạt cho họ là Thành cổ Quảng Trị của mùa hè năm 1972 đã mãi mãi đi vào lịch sử với cụm từ "mùa hè đỏ lửa". Hàng trăm người đã nằm lại ở đáy sông Thạch Hãn và biết bao xương máu phải vĩnh viễn nằm lại với đất cát Quảng Trị. Tổng đạo diễn Mùi cỏ cháy - NSƯT Nguyễn Hữu Mười - từng chia sẻ với kinh phí 5,2 tỉ đồng, sự bát ngát, điêu tàn của thành cổ - nơi được coi như "chiếc cối giã thịt người" trong 81 ngày đêm khốc liệt ấy - khó mà được thể hiện như thực tế. Nhưng chỉ với cảnh tái hiện 58 người lính trong đội hình 107 người ngã xuống trong cuộc vượt sông Thạch Hãn, những tiếng pháo, tiếng bom cùng dồn dập những cột sóng nước hòa với máu đã đủ dội sâu vào lồng ngực người xem những nhức nhối của chiến tranh, làm câu thơ Ðáy sông còn đó bạn tôi nằm (**) trở nên day dứt hơn bao giờ... May mắn không phải sống trong thời chiến, chỉ biết đến chiến tranh qua những câu chuyện kể, những thước phim... nhưng bấy nhiêu đó cũng đủ làm tôi kinh tởm chiến tranh, kinh tởm những âm mưu bá quyền, những dã tâm súng đạn. Bởi lịch sử sẽ đặt tên phe chiến thắng, phe thất bại. Nhưng như trong Mùi cỏ cháy, bên này chiến tuyến một người con phải gọi to tiếng mẹ, thì phía bên kia một người lính trẻ cũng đã nằm xuống, trong ngực áo là tấm hình người mẹ của mình. Chiến tranh đã lấy đi không biết bao nhiêu sinh mạng như thế... và làm chia lìa không biết bao phận người, làm tan nát những cuộc đoàn viên. Trường tồn mãnh liệt và bền bỉ, dải đất này đã đi qua chiến tranh được một khoảng thời gian đáng kể... Nhưng vẫn còn đó những nỗi đau mất mát của những người mẹ, người chị, người vợ, người em, người yêu không được gặp lại người thân thương. Vẫn còn đó những kỷ vật, những chiếc cặp ba lá từ hậu phương vùi sâu trong lòng đất cùng những người "mãi mãi tuổi 20", vẫn còn đó những ngôi mộ chỉ kịp đánh dấu bằng hòn đá, cành cây, một nghĩa trang ở lòng sông đang chảy... Và vẫn còn đó trong lòng các cựu binh, những tiếng ve gợi nhớ xót xa mùa hè thời trai trẻ tiễn biệt đồng đội "ngủ ngon", những đêm trong suốt áp ngực về phương ấy/ gặp lại mùi cỏ cháy suốt đời trai (***)... 39 năm hòa bình, nỗi bi tráng của mùa hè đỏ lửa cũng đã tròn 42 mùa ký ức; còn khát vọng nào hơn khát vọng một cuộc sống bình yên, hạnh phúc? Cầu mong, không chỉ đất nước tôi, nơi nơi sẽ không còn bom rơi đạn lạc...

để không còn người mẹ nào mất con, không còn tiếng gọi mẹ nào xé lòng như trong Mùi cỏ cháy...